Khu Trò Chơi Dân Gian Cho Tết Trung Thu

Trung Thu là một ngày lễ quan trọng mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ngoài những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon và những bộ phim hấp dẫn, các khu trò chơi dân gian cũng là một phần không thể thiếu trong đêm trăng rằm.
By Thiên An Media on 27/08/2020
Mục lục

Bảo tồn di sản văn hóa Việt qua các khu trò chơi dân gian

Người Việt nổi tiếng là có một bề dày truyền thống văn hóa với hàng trăm các loại hình nghệ thuật dân gian - di tích - thắng cảnh... Chúng ta hết đỗi tự hào vì là những người biết giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng không thể phủ nhận được việc khi nền kinh tế thị trường thay đổi, thương mại hóa toàn cầu kéo theo sự giao thoa các nền văn hóa khác nhau vô tình gây nên tư duy lệch lạc của một bộ phận con người. Sớm nhận ra vấn đề trong những năm vừa hàng loạt các chương trình phát động phong trào giữ gìn bản sắc dân tộc diễn ra nhằm bảo tồn nét văn hóa Việt.

Đối với công tác tổ chức sự kiện trung thu cùng những hoạt động mang tính cổ truyền được ưu tiên hàng đầu để trẻ em trong thời đại mới vẫn biết được cội nguồn dân tộc. Một trong những ý tưởng được nhiều người sử dụng chính khu trò chơi dân gian cho tết Trung Thu.

khu-tro-choi-dan-gian-trung-thu.jpg

Khu trò chơi dân gian Tết Trung Thu

Các trò chơi nên có trong khu trò chơi dân gian Trung Thu

Cam quýt mít dừa

Cam quýt mít dừa là một trò chơi đặc trưng của Tết Trung Thu, yêu cầu số lượng người từ 8 người trở lên. Một người đứng ngoài sẽ "cầm cái". Các người chơi khác sẽ xếp hàng ngang và nhận tên theo thứ tự: Cam, Quýt, Mít, Dừa, Dưa, Hồng, Cậy. Mỗi người chấp tay sau lưng và đứng cách nhau. Người "cầm cái" sẽ chọn một người bằng cách đặt một vật gì đó vào tay của họ và người đó cần phải bảo toàn vật trong tay. Người được chọn phải chạy về đích đã được đánh dấu. Hai người xung quanh người đó phải cố gắng ngăn lại. Nếu người chơi chạy về đích thành công, họ có thể yêu cầu bất kỳ người nào trong hàng cõng họ về.

Bịt mắt bắt dê

Đây không chỉ là một trò chơi vui nhộn trong ngày Trung Thu mà còn thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động gặp gỡ hàng ngày của trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Trò này không chỉ giúp trẻ nhận thức về việc vận động, nhảy nhót mà còn rèn luyện khả năng suy luận và tư duy. Đặc biệt, nó còn góp phần tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết. 

Cách chơi như sau: Mọi người đứng thành một vòng tròn, nắm tay nhau. Một người được chọn để đóng vai sói và bịt mắt đứng ở giữa vòng tròn. Mọi người hát bài hát "Bịt mắt bắt dê". Khi hát đến phần kết thúc, người đóng vai sói phải cố gắng chạy để "bắt" một người khác trong vòng tròn. Nếu người đóng vai sói đoán chính xác người bị bắt là ai, họ sẽ chiến thắng và người đóng vai sói sẽ được thay thế.

Đập niêu đất

Nếu bạn đang phân vân không biết làm gì để có một buổi Trung Thu vui vẻ và độc đáo, mà không muốn chơi những trò đã quen thuộc hàng ngày, thì một gợi ý thú vị đó là trò chơi "Bịt mắt đập niêu". Trò chơi này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp  tạo ra một không gian thú vị và kịch tính.

Cách thức chơi như sau: Người chơi được chia thành hai đội, mỗi đội gồm hai người. Một người trong mỗi đội sẽ được cõng người kia, người còn lại sẽ bị bịt mắt và dẫn tới nơi treo niêu. Người bị bịt mắt phải cố gắng đập niêu sao cho nó vỡ mà không được sự chỉ dẫn từ người cõng. Đội nào đập niêu vỡ trước thì sẽ là người chiến thắng.

Nếu bạn lo lắng sử dụng niêu có thể gây nguy hiểm, thì bạn có thể thay thế niêu bằng các vật phẩm khác như: thú bông để đảm bảo an toàn cho người tham gia.

Úp lá khoai

Trong trò này, mọi người ngồi thành hình vòng tròn, úp 2 tay xuống đất và cùng đọc bài hát 'Úp lá khoai'. Khi đọc bài hát, người chơi đập tay lên tay của người bên cạnh theo nhịp. Người nào đập sai nhịp sẽ thua và phải thực hiện hình phạt.

Trò chơi đi tàu hỏa

Cách chơi: Mọi người đứng thành một hàng dọc, người sau đặt tay lên vai người trước, tạo thành hình dáng đoàn tàu. Người dẫn đầu sẽ chạy và hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc". Khi nghe lệnh "Tàu lên dốc", mọi người chạy chậm, chạy bằng mũi chân. Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", mọi người chạy chậm bằng gót chân. Trong quá trình chạy, mọi người hát bài đồng dao:

"Đi cầu đi quán

Đi bán lợn con

Đi mua cái xoong

Đem về đun nấu

Mua quả dưa hấu

Về biếu ông bà

Mua một đàn gà

Về cho ăn thóc

Mua lược chải tóc

Mua cặp cài đầu

Đi mau, về mau

Kẻo trời sắp tối."

Luật chơi: Toàn bộ đoàn tàu phải chạy theo lệnh của người đầu tàu và cùng hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không thực hiện đúng động tác chạy, cả đoàn tàu sẽ thực hiện hình thức phạt nhẹ nhàng (phạt tùy theo quy định mà đoàn tàu đã chọn).

Ghép hình

Trong dịp Tết Trung Thu, trò ghép hình cũng là một hoạt động thú vị cho các bạn nhỏ. Bạn có thể chia các bé thành các nhóm nhỏ, sắp xếp không gian sao cho hợp lý, sử dụng tấm bảng và các mảnh ghép để các bé ghép thành một hình ảnh liên quan đến Tết Trung Thu. Vì đây là trò chơi tập thể, nên cần chọn mảnh ghép có kích thước lớn, có thể được làm bằng cuốn vở. Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3×1 mét, mỗi nhóm chơi có từ 5 - 10 em là vừa. Mảnh ghép nên làm từ chất liệu như format, vừa rẻ và bền, thích hợp cho trẻ nhỏ. Mỗi mảnh ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết cần ghép thành hình gì. Đội nào hoàn thành bức tranh đúng và nhanh nhất sẽ thắng và được tặng quà như búp bê, gấu bông hoặc ô tô.

Truy tìm báu vật

Bạn sẽ chia các bé thành các nhóm (số lượng linh hoạt tùy chọn). Các em sẽ tham gia qua nhiều thử thách và vòng chơi. Mỗi vòng chơi sẽ cung cấp một gợi ý về vị trí cuối cùng của kho báu, hoặc có thể thay vì gợi ý, mỗi vòng sẽ giúp thu thập một chìa khóa để mở kho báu. Tất cả sẽ phụ thuộc vào cách tổ chức cụ thể của trò chơi.

Kho báu có thể là một hộp chứa đầy kẹo bánh và đồ chơi dành cho trẻ. Mặc dù việc chuẩn bị có thể đòi hỏi sự công phu, nhưng chắc chắn các bé sẽ có một trải nghiệm trò chơi thú vị và đầy niềm vui.

khu-tro-choi-dan-gian-trung-thu-1.jpg

Trò chơi truy tìm báu vật

Trò nhảy vòng

Nhảy vòng là một trò chơi dành cho các nhóm đông người, cần ít nhất 10 người trở lên, chia thành 2 đội. Một đội ngồi xổm thành hình vòng tròn, cầm tay nhau. Đội còn lại sẽ nhảy qua các vòng tay của đội kia, như là việc vượt qua các chướng ngại vật. Tại mỗi "cửa", các thành viên của đội ngồi vòng tròn có thể vung tay lên cao hoặc thấp để làm khó cho người nhảy của đội đối thủ.

Cử chỉ và bộ dáng

Cách chơi: Trò chơi này yêu cầu mỗi đội chơi lần lượt cử một người lên sân đấu để diễn tả các cử chỉ, động tác và bộ dáng của một nhân vật cụ thể. Người quản trò trò chơi sẽ yêu cầu người chơi thể hiện các cử chỉ và hành động liên quan đến một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang chơi bóng đá, một bác sĩ đang khám bệnh,...Người chơi sẽ phải tìm cách thể hiện cử chỉ và hành động của nhân vật đó để khán giả xem đoán ra. Đội chơi nào thể hiện đúng nhất về nhân vật theo yêu cầu sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý: Đây là trò chơi tạo ra sự vui nhộn và sáng tạo khi người chơi phải diễn đạt một cách hài hước và sáng tạo những cử chỉ và bộ dáng của các nhân vật khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói 

Một số lưu ý khi setup khu trò chơi dân gian tết trung thu

  • Không nên nhồi nhét quá nhiều trò chơi khi địa điểm tổ chức quá nhỏ, hãy ước lượng được số người tham dự để lựa chọn cho đúng.
  • Cần phải thuê ô dù hoặc rạp để tránh các trường hợp rủi ro như mua gió hoặc nắng gắt.
  • Các khu trò chơi phải sắp xếp hợp lý, có khoảng cách nhất định.
  • Trang trí không gian nên mang phong cách dân gian để phù hợp với bối cảnh: gánh gồng, cầu khỉ, hoa cỏ, cây đa, giếng nước....
  • Thuê các nhân vật để tạo thêm không khí cho khu trò chơi dân gian như: lân sư rồng, chú hề bong bóng, ông đồ, nghệ nhân tò he...

Trên đây là các thông tin về việc tổ chức gian hàng trò chơi Trung Thu dành cho các bé. Các gian hàng này không chỉ góp phần làm cho ngày lễ trở nên vui tươi hơn mà còn mang lại nhiều bài học quý báu cho trẻ.