Mẫu Kịch Bản MC Sự Kiện (MC Script) Chi Tiết Và Hay Nhất

Kịch bản MC sự kiện không chỉ đơn thuần là những dòng văn bản mà nó chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành công cho doanh nghiệp của bạn.
By Thiên An Media on 04/06/2023
Mục lục

I. Tìm hiểu về kịch bản MC sự kiện

1.1. MC script là gì?

Kịch bản MC sự kiện (MC script) là viết tắt của "Master of Ceremony script" hay còn được gọi là "emcee script" hoặc "host script". Đây là một tài liệu được viết sẵn để cho người dẫn chương trình (MC) sử dụng khi dẫn các sự kiện như: hội thảo, hội nghị, tiệc tất niên, hay các chương trình truyền hình, đài phát thanh,...

Kịch bản MC sự kiện (MC script)

Kịch bản MC sự kiện (MC script)

Mẫu kịch bản MC sự kiện bao gồm: Thông tin chi tiết về chương trình, thời gian diễn ra của từng hoạt động, nhiệm vụ đã được phân công của ban tổ chức. Ngoài ra, kịch bản MC cũng chứa các lời dẫn cần thiết cho người dẫn chương trình để giúp họ chuẩn bị và thực hiện tốt vai trò của mình. Kịch bản MC sự kiện thường được sử dụng trong nội bộ và có người phụ trách riêng để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

1.2. Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn MC sự kiện

MC sự kiện có vai trò rất quan trọng trong việc điều phối, dẫn dắt và tạo không khí cho chương trình, sự kiện. Việc lựa chọn MC phù hợp với tính chất và mục đích của sự kiện là rất quan trọng bên cạnh một MC script hay.

Một số yếu tố để lựa chọn người dẫn chương trình sự kiện:

Kinh nghiệm: Trong quá trình tìm kiếm MC sự kiện, bạn nên xem xét kinh nghiệm của họ thông qua việc người MC đó đã từng dẫn cho những loại chương trình, sự kiện  gì trước đây, đã từng hợp tác với các thương hiệu, công ty nào? Có những thành tựu gì nổi bật hay mang lại các các giá trị cho sự kiện không?

MC sự kiện

MC sự kiện

Tư duy nhanh: Khi dẫn chương trình sự kiện, MC thường phải đưa ra các quyết định và phản ứng nhanh, linh hoạt trong một số tình huống bất ngờ. 

Ví dụ: Trong quá trình diễn ra sự kiện, có thể xảy ra các sự cố như lỗi kỹ thuật, khán giả gây phiền toái,...MC sự kiện cần phải biết cách giải quyết các sự cố này một cách nhanh chóng và linh hoạt để chương trình diễn ra thuận lợi và không bị gián đoạn.

Kỹ năng giao tiếp: Điều quan trọng nhất của một MC sự kiện là khả năng giao tiếp tốt. Họ cần phải biết cách nói chuyện và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu, thu hút người nghe cũng như dẫn dắt cuộc trò chuyện và tạo ra sự tương tác với người tham dự. 

Ví dụ: Nếu chương trình diễn ra quá tẻ nhạt hoặc không hấp dẫn thì khán giả sẽ dễ dàng mất tập trung và không nhớ đến sự kiện. MC sự kiện có nhiệm vụ tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn cho chương trình bằng cách sử dụng các lời dẫn có cảm xúc, thú vị, để thu hút khán giả.

Phong cách của MC: Tùy thuộc vào tính chất và mục đích của sự kiện mà bạn sẽ phải tìm kiếm một MC có phong cách phù hợp. 

Ví dụ: Nếu đó là một sự kiện trang trọng thì bạn nên tìm kiếm một MC có phong cách chuyên nghiệp và lịch sự. Ngược lại, nếu đó là một bữa tiệc hoặc sự kiện giải trí, bạn có thể tìm kiếm một MC vui nhộn, hài hước và năng động.

Kỹ năng trình diễn: Một MC sự kiện giỏi cần phải biết cách thể hiện bản thân trước công chúng. Biết cách sử dụng giọng nói, ngôn từ, thái độ, cử chỉ và di chuyển trên sân khấu một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khán giả.

MC sự kiện “Ngày hội Đầu Tư 2023”

MC sự kiện “Ngày hội Đầu Tư 2023”

Kiến thức chuyên môn: Người MC giỏi cần có sự hiểu biết về lĩnh vực mà mình đang dẫn, biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và đầy đủ, cũng như đưa ra các câu hỏi và nhận xét thông minh và thú vị. Ngoài ra MC sự kiện không chỉ là người điều phối chương trình, mà còn là cầu nối truyền tải thông điệp của ban tổ chức đến khán giả. Do vậy MC phải hiểu rõ thông điệp mà ban tổ chức muốn truyền tải và truyền nó đi một cách rõ ràng, dễ hiểu đến với khán giả.

Yếu tố ngôn ngữ: Đây là một yếu tố cần lưu tâm. Nếu sự kiện của doanh nghiệp bạn diễn ra ở địa phương có tiếng đặc trưng như: Huế, Quảng Bình,...bạn cần tìm kiếm một MC có thể sử dụng thành thạo tiếng địa phương đó. Ngoài ra trong tất cả các sự kiện có người nước ngoài tham dự, bạn cũng có thể xem xét tìm kiếm MC sự kiện có kinh nghiệm trong việc dẫn các chương trình sử dụng ngoại ngữ để đảm bảo sự thông suốt trong việc truyền đạt thông tin và tương tác với khán giả.

1.3. Một số lưu ý quan trọng khi viết mẫu kịch bản MC sự kiện

Tìm hiểu thông tin về đại biểu: Khi viết kịch bản MC sự kiện, điều hết sức quan trọng đó là hiểu rõ về đối tượng khách mời, đại biểu, nhà tài trợ,... Chỉ khi nắm được thông tin này, bạn mới có thể lên ý tưởng và soạn thảo nội dung chương trình một cách chuẩn xác. Bên cạnh đó tên các nghệ sĩ, đội ngũ ban tổ chức, đối tác liên quan phải được ghi đầy đủ và đúng. Ngoài ra, cần lưu ý sắp xếp thứ tự giới thiệu sao cho hợp lý và tránh lặp lại thông tin quá nhiều lần.

Lên kế hoạch và lập timeline: Bạn cần phải biết rõ về các hoạt động, diễn biến của chương trình để lên được timeline rõ ràng, chính xác. Từ đó bạn có thể phân bổ thời gian trong MC script, tạo sự liên kết giữa các hoạt động, tránh gây sự nhàm chán, hỗn loạn.

Lập kế hoạch viết MC script

Lập kế hoạch viết MC script

Chú ý đến lời dẫn của MC: Một mẫu kịch bản MC sự kiện cần cung cấp những thông tin cần thiết về nội dung chương trình, lời chào mừng, lời giới thiệu khách mời, lời kết nối giữa các tiết mục, các hoạt động, thông tin liên quan đến phần thưởng,..Lời dẫn của MC cần phải thân thiện, chuyên nghiệp và truyền tải thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Phân công nhiệm vụ cho ban tổ chức: MC script cần đề cập đến phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong ban tổ chức, nhằm đảm bảo các hoạt động của chương trình được diễn ra một cách trơn tru, đồng bộ.

Cân nhắc thời gian: Kịch bản MC sự kiện cần được thiết kế sao cho phù hợp với thời gian của chương trình. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng để tránh đến những phút cuối cùng vẫn còn phải kéo dài chương trình, khiến khán giả cảm thấy nhàm chán.

Lưu ý đến đối tượng khán giả: Bạn cần lựa chọn phong cách dẫn dắt phù hợp với đối tượng khán giả tham dự chương trình. Ví dụ: nếu đây là chương trình dành cho trẻ em, bạn cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, lời dẫn hài hước và tương tác nhiều với khán giả.

Cập nhật thường xuyên: Trong quá trình sự kiện diễn ra, có thể xảy ra những thay đổi bất ngờ, ví dụ như lịch trình thay đổi hoặc vị khách mời bị trễ. Bạn cần cập nhật MC script liên tục để có thể phối hợp và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.

Ngoài ra:

  • Đưa ra các lời dẫn đơn giản, dễ hiểu và kích thích tinh thần cho khán giả.
  • Nếu có thể, nên sử dụng các trò chơi, câu đố hoặc thăm dò ý kiến của khán giả để tạo không khí vui vẻ, thú vị cho chương trình.

II. Mẫu kịch bản MC sự kiện ( MC Script)

2.1. Phần đón khách, văn nghệ chào mừng

Trước khi bắt đầu chương trình, người MC cần có kỹ thuật thu hút sự chú ý của khán giả về phía sân khấu. Trong các mẫu kịch bản MC sự kiện thường sẽ chú thích các lời mời hoặc thông báo để nhắc nhở khách mời ổn định hoặc quay về vị trí trước khi sự kiện diễn ra.

Ví dụ: Kính thưa các vị quan khách, chỉ còn chưa đầy 5’ nữa thôi là sự kiện sẽ chính thức được diễn ra. Xin mời các vị nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để chương trình bắt đầu

2.2. Phần chào mừng, giới thiệu chương trình

Để tạo được một ấn tượng tốt thì chắc chắn phần mở đầu chương trình cũng phải mang lại một điểm nhấn, sự thú vị cho người nghe. Ngoài ra các câu thoại, câu dẫn trong kịch bản MC ở phần này cần được chú thích rõ ràng, đúng với chủ đề sự kiện.

Thứ 2 là câu chào hỏi và lời chúc sức khoẻ là phần bắt buộc phải có. Cũng như là một đoạn ngắn giới thiệu về chương trình và chủ đề. 

Ví dụ:

Kính thưa quý vị khách mời và toàn thể cán bộ nhân viên của công ty …, “MC xưng tên” xin được thay mặt ban tổ chức gửi đến quý vị lời chào và lời chúc sức khỏe nồng nhiệt nhất.

Xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đã tới tham dự buổi tiệc tất niên cuối năm với chủ đề (tên chủ đề) của chúng ta hôm nay. Tôi đây đang rất vui mừng và tự hào vì sự tham gia đông đảo của quý vị, đặc biệt là trong một thời điểm bận rộn cuối năm như thế này.

Như quý vị đã biết, chỉ vài ngày nữa chúng ta sẽ chia tay với một năm cũ, một năm đầy bộn bề và lo toan. Nhưng hôm nay, chúng ta đã tạm quên hết những phiền muộn và thử thách để cùng nhau đón một mùa xuân mới rực rỡ hơn, đầy hy vọng và thành công.

Hy vọng rằng bữa tiệc tất niên hôm nay sẽ mang đến cho quý vị một bầu không khí thân thuộc của Tết, cũng như là cơ hội sum họp để các anh chị em đồng nghiệp cùng trò chuyện, chia sẻ gắn kết với nhau hơn.

Để khởi động chương trình, mời quý vị đến với tiết mục đầu tiên: múa đương đại kết hợp violin với phần trình diễn của nhóm ABC. 

*Tiết mục diễn ra

2.3. Phần giới thiệu đại biểu

Giới thiệu đại biểu

Giới thiệu đại biểu trong mẫu kịch bản MC sự kiện

Thông thường trong MC script, sau phần chào hỏi sẽ là giới thiệu đại biểu. Các thông tin về phần giới thiệu bao gồm: tên, chức vụ, công ty hoặc tổ chức (nếu đối tượng đại biểu là đối tác)

Ở phần mời đại biểu phát biểu: Mẫu kịch bản MC sự kiện sẽ chứa các nội dung, thông tin về phần phát biểu của người đại diện (thông báo về các thông tin quan trọng sự kiện).

Ví dụ:

Trong chương trình tiệc tất niên đặc biệt của chúng ta hôm nay, “MC xưng tên” xin được giới thiệu đến quý vị khách mời và ban lãnh đạo của công ty:

Đầu tiên,  xin giới thiệu Ông/Bà … (lãnh đạo công ty chủ trì sự kiện), người đóng vai trò dẫn dắt chúng ta trên con đường thành công của công ty với tư cách là … (chức vụ). Xin quý vị cho một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào đón ông/bà….

Tiếp theo, xin giới thiệu Ông/Bà… (đối tác), là đối tác thân thiết của công ty chúng ta. Một lần nữa, xin quý vị hãy vỗ tay thật nồng nhiệt để chào đón cho sự xuất hiện của toàn thể quan khách và cán bộ công nhân viên của công ty đang có mặt tại đây.

Và sau đây xin được phép mời  Ông/Bà … (lãnh đạo công ty chủ trì sự kiện) lên chia sẻ cũng như phát biểu đôi lời để sự kiện chính thức được khai mạc.

2.4. Phần vinh danh, khen thưởng

Kính thưa quý vị, sự thành công của Công ty … ngày hôm nay không chỉ là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo mà còn nhờ vào sự đóng góp và nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ và nhân viên. Bằng sự đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực không ngừng, chúng ta đã cùng nhau vượt qua nhiều thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và đạt được nhiều thành công đáng kể trong năm qua. Ban lãnh đạo công ty …. xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các nhân viên ưu vì sự đóng góp tích cực của các bạn.

Và hôm nay, thay mặt cho công ty, “MC xưng tên” sẽ vinh danh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm qua. 

Xin mời anh/chị … (tên cá nhân) của Bộ phận… lên sân khấu để nhận những phần thưởng xứng đáng từ ban lãnh đạo công ty. 

Quý vị hãy cùng tôi dành cho họ một tràng pháo tay nồng nhiệt để tôn vinh những nỗ lực của các cá nhân có thành tích tuyệt vời này!

2.5. Phần khai tiệc

Trong MC script có thể chú thích về việc MC giới thiệu về những món ăn, thức uống đặc biệt trong thực đơn để khán giả có thể tham khảo thêm thông tin.

Ngoài ra, để tạo không khí vui vẻ, thân mật hơn nên có các tiết mục văn nghệ diễn ra xuyên suốt. 

Ví dụ:

Vâng kính thưa quý vị, tiếp theo đây chúng tôi xin trân trọng mời Ông/Bà… (người đại diện công ty) - chức vụ: … lên sân khấu để phát biểu chào mừng và khai mạc buổi tiệc tất niên.

Vừa rồi là lời phát biểu của  Ông/Bà… (người đại diện công ty), và xin mời ban lãnh đạo của công ty

Ông/Bà...

Ông/Bà...

lên sân khấu để cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới và khai mạc buổi tiệc. Chào đón một năm mới tràn đầy Sức Khỏe, An Khang, Thịnh Vượng, Thành Công! Đại Thành Công!

Và bây giờ, buổi tiệc chính thức xin được phép bắt đầu, xin kính mời quý vị thưởng thức các món đã được nhà hàng chuẩn bị và tham gia các hoạt động thú vị trong chương trình ngày hôm nay. Chúc quý vị ngon miệng. 

*Nhạc sôi động, khuấy động không khí

2.6. Phần chơi game và bốc thăm trúng thưởng

Phần chơi game và bốc thăm trúng thưởng là một phần không thể thiếu trong kịch bản MC sự kiện để tạo ra không khí tích cực, hào hứng cho khách mời. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng phần chơi game và bốc thăm trúng thưởng trong kịch bản MC:

  • Lựa chọn trò chơi phù hợp với người tham dự và chủ đề của sự kiện: Trò chơi có thể đơn giản như đố vui, trả lời câu hỏi hay thách đấu với nhau trong một trò chơi minigame.
  • Để tạo ra sự hứng thú khi chơi game, nên có các phần thưởng hấp dẫn đi kèm cho người chiến thắng. Các phần thưởng có thể là vật phẩm quà tặng hoặc tiền mặt, tùy thuộc vào ngân sách của ban tổ chức.
  • Trong phần bốc thăm trúng thưởng, nên đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả khán giả tham gia. Có thể sử dụng các phần mềm quay số ngẫu nhiên để tạo sự tin tưởng cho khách mời.
  • Cuối cùng, hãy đảm bảo thời gian chơi game và bốc thăm trúng thưởng hợp lý, không chiếm quá nhiều thời gian của sự kiện. Nếu không, có thể làm cháy timeline, dẫn đến sự kiện bị kéo dài.

Ví dụ:

Phần chơi game: Chào mừng quý vị đến với phần chơi thú vị và hấp dẫn nhất của ngày hôm nay! “Mc xưng tên” đang tìm kiếm (số người) người chơi để tham gia trò chơi này. Hãy giơ cánh tay của bạn hoặc hãy gọi tên người bạn muốn tham gia để MC có thể nhìn thấy và mời họ lên sân khấu.

MC giới thiệu trò chơi và cách chơi: Trò chơi này mang tên ...

*Tạo không khí sôi động và hài hước để kích thích khán giả và người chơi.

*Chúc mừng người chiến thắng và trao giải thưởng.

Phần bốc thăm trúng thưởng: Chắc hẳn quý vị đã rất là mong chờ phần bốc thăm trúng thưởng này phải không! Hãy giơ lên vé của mình và mong chờ xem ai sẽ trở thành chủ nhân của những giải thưởng tuyệt vời mà ban tổ chức đã chuẩn bị ngày hôm nay.

Kính mời đại diện từ công ty ... và ông ... lên sân khấu để thực hiện bốc thăm quay số và tìm ra người may mắn sở hữu giải thưởng hôm nay.

Và giờ đây, ai sẽ là chủ nhân của những phần quà may mắn từ BTC hôm nay? Xin chúc mừng những vị khách may mắn đã nhận được những giải thưởng giá trị của chương trình.

Giải nhất: Một chiếc Samsung Smart TV 50 inch

Giải nhì: 1 lắc tay vàng PNJ

Giải ba: 1 giỏ quà tặng cũng là sản phẩm đạt doanh số cao nhất của công ty năm nay.

2.7. Phần bế mạc chương trình

Khi bế mạc chương trình, người dẫn chương trình cần tuân thủ theo MC script để gửi các lời chào đến các khách mời tham gia cũng như điều hướng mọi người lên sân khấu chụp ảnh lưu niệm.

Ví dụ:

Và bây giờ, sự kiện “tên sự kiện” cũng dần đi đến hồi kết, “Mc xưng tên” muốn gửi đến quý vị đang có mặt trong sự kiện ngày hôm nay, một lời chúc mừng năm mới. Kính chúc quý công ty sẽ tiếp tục thành công và không ngừng phát triển trong năm tới. 

Một lần nữa, “Mc xưng tên” cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn về sự hiện diện đầy đủ của bạn ở đây ngày hôm nay. Trước khi chia tay,  “Mc xưng tên” xin trân trọng kính mời các vị khách quý, các cán bộ công nhân viên của (tên công ty) cùng lên sân khấu chụp ảnh tập thể để kỷ niệm dịp đặc biệt này. Xin cảm ơn. 

*Nhạc sôi động nổi lên

Minh hoạ cho viết kịch bản MC sự kiện

Minh hoạ cho viết kịch bản MC sự kiện

Kịch bản MC sự kiện không chỉ đơn thuần là những dòng văn bản, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa nội dung, thời gian và kỹ năng trình diễn của MC. MC script chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho sự kiện của doanh nghiệp bạn trở nên thành công.

Xem thêm: Kỹ Năng Tổ Chức Sự Kiện Cần Có Của Nhân Viên Tổ Chức Sự Kiện

Trên đây là một số gợi ý và mẫu kịch bản MC sự kiện chi tiết và hay nhất mà công ty tổ chức sự kiện muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Những kịch bản này sẽ giúp cho chương trình của quý khách hàng trở nên sống động, ấn tượng và thành công hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói